Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Việc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có được không? Tiêm trễ vắc xin ung thư cổ tử cung có làm mất tác dụng của vắc xin không?… Dưới đây là thông tin chi tiết từ các chuyên gia hàng đầu.

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em gái và phụ nữ, trẻ em trai và nam giới từ 9-26 tuổi, tốt nhất là 9-14 tuổi nên tiêm ngừa vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm do HPV gây ra, đồng thời thực hiện tầm soát xét nghiệm ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi trở lên. Nếu cộng đồng cùng lên tiếng cảnh báo, phòng ngừa bệnh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chúng ta sẽ sớm ngăn chặn và đẩy lùi bệnh lý ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục do virus HPV.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến hàng thứ 2 ở nữ giới, thường xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi. Mầm mống gây bệnh chủ yếu là virus HPV có thể đã tồn tại trong cơ thể từ nhiều năm trước khi tấn công và gây bệnh. Virus HPV có 9 tuýp virus nguy cơ cao gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, trong đó hai tuýp 16 và 18 là nguyên nhân nguy hiểm nhất vì chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nhiễm 2 chủng nguy cơ cao này có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao gấp 35 lần so với bình thường. Khoảng 90% trường hợp mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục, đặc biệt ở nam giới gây ra bởi virus HPV tuýp 6 và 11.

Tại Việt Nam, căn bệnh ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người trẻ chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đa số phụ nữ, nhất là bạn gái trẻ hiện nay chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung cũng như khám phụ khoa, kiểm tra xét nghiệm định kỳ để tầm soát ung thư.

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh về đường sinh dục nguy hiểm do virus HPV là Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ). Tiêm vắc xin HPV càng sớm sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên với phác đồ tiêm chủng 2-3 liều tùy theo loại vắc xin và độ tuổi bắt đầu phác đồ.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không?

Tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp rất quan trọng giúp tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa các bệnh lý ở đường sinh dục nguy hiểm do virus HPV ở cả nam và nữ giới. Do vậy, việc lưu ý các mốc thời điểm đi tiêm phòng HPV đầy đủ, đúng lịch, đúng mũi rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm chủng, bạn có thể bị mắc các bệnh cấp tính, bị sốt, viêm không đảm bảo điều kiện tiêm chủng khi khám sàng lọc trước tiêm hoặc vì nguyên nhân nào khác như đi du lịch hoặc về quê nên không thể thực hiện tiêm phòng HPV theo đúng lịch hẹn, vậy chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có sao không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin không?

Theo BS Phan Minh Toàn, Quản lý Y khoa vùng Hồ Chí Minh 1, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC: “Việc tiêm chủng vắc xin HPV rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Mặc dù vậy, trong những trường hợp bất khả kháng, bạn có thể bị trễ lịch tiêm. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng vì việc trễ lịch tiêm vắc xin không làm giảm hiệu quả của vắc xin tuy nhiên cần đảm bảo tiêm càng sớm càng tốt theo lịch trình hướng dẫn và đủ liều để đảm bảo phòng bệnh được hiệu quả”.

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin HPV đúng lịch, đủ mũi giúp ngăn ngừa virus HPV hiệu quả

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) không đúng ngày có làm giảm hiệu quả của vắc xin không?

Theo nguyên tắc, tiêm đúng lịch là tối ưu nhất cho việc phòng bệnh vì vắc xin sẽ phát huy tối đa được hiệu quả phòng vệ. Lịch hẹn tiêm chủng vắc xin HPV mũi tiếp theo là khoảng thời gian tốt nhất để đảm bảo người tiêm được phòng bệnh sớm và hiệu quả. Trì hoãn tiêm chủng hay trễ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus HPV khi người tiêm chưa xây dựng được “hàng rào” miễn dịch đầy đủ, nhất là khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ cao.

Chính vì vậy, nếu không tiêm phòng đúng theo lịch hẹn thì vẫn nên tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt ngay sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc ngay khi sức khỏe hồi phục, nên thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng bổ sung kịp thời. Việc tiêm như vậy vẫn sẽ có hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm phòng và sẽ không mất tác dụng của liều tiêm trước, tuy nhiên nếu tiêm đúng phác đồ (lịch hẹn) sẽ có hiệu quả bảo vệ tối ưu.

Vậy nếu các mũi chích bị trễ hơn ngày hẹn rất lâu thì có cần chích lại từ đầu cho con không? Theo BS Phan Minh Toàn, tùy theo loại vắc xin, mà có quy định về khoảng cách tối thiểu và tối đa tức, đối với vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, BS sẽ hẹn theo lịch hẹn thường quy đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều vắc xin, nên cho dù người tiêm đi chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn so với lịch hẹn thì cần tiêm tiếp những liều còn lại để hoàn thành lịch tiêm ngừa mà không cần phải tiêm lại từ đầu.

Lịch tiêm phòng HPV từ A-Z

Với bệnh ung thư cổ tử cung – Họa ở chỗ, thời gian “ủ bệnh” dài nhưng “im như thóc”, hơn 70% người bệnh khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm điều trị ở giai đoạn 1 là 90%, giai đoạn 2 là 75%, đến giai đoạn 4 khi bệnh đã di căn, tỷ lệ sống sót chỉ còn dưới 15%. Mặt khác, với suy nghĩ thông thường, nhiều người lầm tưởng virus HPV gây nên ung thư cổ tử cung chỉ có ở nữ giới, nên nam giới không quan tâm. Thực tế, các quý ông cũng có nguy cơ mắc HPV, biểu hiện cụ thể là mụn cóc sinh dục, đa bướu gai hô hấp tái diễn và ung thư dương vật. Trong đó, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng (lưỡi, amidan, họng và khẩu cái mềm) là vấn đề cấp thiết mà nam giới đang cần quan tâm.

Nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử, BS Phan Minh Toàn, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Vắc xin Gardasil ngừa 4 tuýp virus HPV 6, 11, 16 và 18 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành vào năm 2008, có hiệu quả trên 90% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục do các type 6,11; các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo,… Đặc biệt, năm 2022, VNVC tự hào là đơn vị y tế đầu tiên triển khai tiêm chủng vắc xin Gardasil 9 thế hệ mới cho cả 2 giới Nam và Nữ với hiệu quả phòng bệnh lên đến 94% khỏi tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 nguy cơ cao. ”

Cùng với vắc xin Gardasil Tứ giá (4 chủng), vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 chủng (Cửu giá) được kỳ vọng sẽ tăng cường độ bao phủ của vắc xin HPV cho tất cả các giới, giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư và các bệnh liên quan đến virus HPV, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh, giảm thiểu các gánh nặng y tế liên quan. Dưới đây là lịch tiêm phòng HPV được khuyến cáo:

Tên vắc xin Gardasil Gardasil 9
Nước sản xuất (Mỹ)
Bản chất Vắc xin tái tổ hợp phòng 4 tuýp virus HPV (6, 11, 16 và 18) Vắc xin tái tổ hợp phòng 9 tuýp virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58)
Đối tượng Bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi Nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi – <27 tuổi
Lịch tiêm cơ bản Lịch tiêm 3 mũi:

– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.

– Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Trẻ từ 9 tuổi – <15 tuổi tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 6-12 tháng sau mũi 1.

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Người từ 15 tuổi – 26 tuổi tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Phác đồ tiêm nhanh:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: Ít nhất 3 tháng sau mũi 2.

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là địa chỉ tiêm chủng hiện đại, chất lượng cao, an toàn, giá vắc xin dịch vụ bình ổn hàng đầu Việt Nam được hàng triệu Khách hàng tin tưởng chọn lựa. Là đối tác chiến lược của nhiều hãng dược phẩm danh tiếng và uy tín trong và ngoài nước, VNVC đảm bảo cung ứng danh mục vắc xin đa dạng cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin Gardasil và Gardasil 9 ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục do virus HPV.

Đặc biệt, VNVC đáp ứng đầy đủ năng lực về bảo quản vắc xin nhờ hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP đảm bảo dự trù hàng hoá, phân phối vận chuyển với hệ thống xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng… đảm bảo vắc xin HPV luôn duy trì an toàn và chất lượng đến với tất cả Khách hàng.

Với Hệ thống 100 trung tâm tiêm chủng VNVC cao cấp, hiện đại trên toàn quốc, VNVC nỗ lực thực hiện chính sách bình ổn giá trong thời điểm khan hiếm, nhất là các trung tâm vùng sâu vùng xa. Để được tư vấn và đặt lịch chích ngừa HPV, Khách hàng có thể gọi đến Hotline: 028 7300 6595 hoặc Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn, người tiêm cần khẩn trương tiêm chủng bổ sung, tiêm bù các mũi tiếp theo càng sớm càng tốt để xây dựng hệ miễn dịch hoàn thiện nhất, đẩy lùi nguy cơ nhiễm các tuýp virus HPV nguy cơ cao gây bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe.

Tại sao phải tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả nhất giúp chị em phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa HPV làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là đối với những phụ nữ được tiêm phòng khi họ còn trẻ.

Khi nào nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Hiện nay ở nước ta đang khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ngừa HPV cho nữ giới trong và trước độ tuổi sinh sản từ 9 - 26 tuổi. Thời điểm này vắc xin HPV sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất và duy trì nhiều năm về sau nên cần chủ động tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần kiêng gì?

Hiện tại không khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên để ngăn nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV mới trong thời gian cơ thể đang sản sinh kháng thể, chị em nên biện pháp bảo vệ khi quan hệ, tránh quan hệ tình dục không an toàn.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng gì không?

Vắc xin HPV khá an toàn, đã được nghiên cứu và vẫn đang tiếp tục theo dõi. Tác dụng phụ thể xảy ra gồm: Sưng nóng, đỏ, đau nơi ở vết vừa tiêm. Sốt nhẹ.