Cuộc chiến thương mại mỹ trung tổng hợp forbes

Hội thảo “CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM" do Group Quản trị và khởi nghiệp phối hợp với VAPEC – Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình dương tổ chức tháng 10 vừa qua đã thu hút được gần 400 doanh chủ tham gia. USIS Group ủng hộ buổi hội thảo trong vai trò nhà tài trợ Kim Cương. Sự hiện diện của USIS Group là cách giúp doanh nghiệp Việt tham dự hội thảo thấy rằng, việc nắm bắt cơ hội đầu tư phát triển tại Mỹ trong thời điểm này đã trở nên dễ dàng hơn.

Cuộc chiến thương mại mỹ trung tổng hợp forbes

Đại diện USIS Group, Ông Lê Phụng Hào tham gia là diễn giả trong hội thảo

Với phần tham luận của các diễn giả, doanh nhân hàng đầu: Giáo Sư Hà Tôn Vinh, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Bà Vũ Kim Hạnh.

Sau 3 phần tham luận có tính định hướng của 3 chuyên gia, phân tích 3 góc nhìn khác nhau : đứng từ thị trường và quyết sách của Mỹ, đứng từ ứng biến trên phạn trù kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và đứng từ góc nhìn cụ thể doanh nghiệp thời hội nhập.

Chuyển đến phiên thảo luận của các vị khách mời, diễn giả, nhận trả lời những câu hỏi, đưa ra lời gợi ý, chia sẻ cho khách tham dự trong hội thảo.

Phiên thảo luận 1:  

  • Đại diện công ty tư vấn định cư USIS Group Ông Lê Phụng Hào, Phó Chủ tịch HĐQT. 
  • Đại diện quỹ đầu tư Dragon Capital: Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám Đốc đầu tư kiêm Giám đốc nghiên cứu.
  • Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM).
  • Giáo Sư Hà Tôn Vinh, Chủ tịch và CEO Công ty tư vấn Stellar Management.

Các khách mời đã cùng ngồi lại trao đổi: về cơ hội và thách thức cho khối ngành Công nghệ và Thị trường vốn trước cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ Trung.

+ Dưới phần điều phối của Giáo sư Hà Tôn Vinh, 3 khách mời lần lượt trả lời đều nhận định, việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư đẩy mạnh việc phát triển kinh tế là việc cần thiết hiện nay.

+ Mỹ, Canada, Mexico vừa ký hiệp định 3 nước (USMCA) thay cho hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ Nafta nhằm bảo đảm sự tự do, bình đẳng trong thương mại cho 3 nước tham gia ký kết. Với sự liên kết này, thị trường 3 nước cùng thống nhất hợp tác phát triển kinh tế là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà đầu tư muốn phát triển kinh doanh ở thị trường Mỹ, hoặc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Bắc Mỹ thời gian này.

+ Song song đó, điều đáng lưu ý cho các doanh nghiệp Việt khi một khi Trung Quốc bị đánh thuế cao khi nhập hàng vào Mỹ rất có thể nếu Việt Nam chậm đẩy mạnh nguồn lực sản xuất và cung ứng từ nguồn sản phẩm nội địa. Các doanh nghiệp Trung Quốc tràn hàng hóa sang Việt Nam dán nhãn và thông qua VN làm kênh xuất khẩu sẽ là sự bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt, gây bất lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt thuộc lĩnh vực sản xuất, cung ứng.

Phiên thảo luận 2:  

  • Ông Lý Trường Chiến, Chuyên gia tư vấn, Chủ tịch Trí Tri Group giữ vai trò điều phối chính phiên thảo luận.
  • Bà Vũ Kim Hạnh, CEO Trung Tâm nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), Vu Kim Hanh
  • Tiến sĩ Lý Xuân Hải, Giám đốc chiến lược HAGL Group và Nguyên CEO ACB Bank

Các khách mời cùng tham gia phân tích nhìn nhận cơ hội và thách thức trong ngành Sản xuất và phân phối.

Và để làm rõ hơn thông điệp này, diễn giả Lê Phụng Hào, Phó Chủ tịch HĐQT công ty tư vấn định cư USIS Group, diễn giả của chương trình trong phiên thảo luận về cơ hội và thách thức với thị trường Vốn đầu tư. Sự hiện diện của USIS Group là cách giúp doanh nghiệp Việt tham dự hội thảo thấy rằng, việc nắm bắt cơ hội đầu tư phát triển tại Mỹ trong thời điểm này đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Thông qua hình thức đầu tư định cư EB5, bất cứ lúc nào, khi có được tầm nhìn, doanh nghiệp Việt đều có thể vươn ra thế giới.

Nếu Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Forbes đưa tin, trong bài viết "The Lose-Lose Trade War" xuất bản tháng này trên tạp chí Current History (Mỹ), giáo sư người Hoa Xiangfeng Yang cho rằng tính chất tương hỗ, gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến Trung Quốc có "ấn tượng sai lầm" rằng nước này đạt được sức mạnh ngang cơ với Mỹ. Điều này khiến giới chức Trung Quốc tự tin rằng họ có thể đi đến một thỏa thuận thương mại "hai bên cùng thắng lợi" với Washington.

"Trong phân tích điển hình của Trung Quốc, quan hệ hai nước là mối liên hệ kinh tế mạnh mẽ, thể hiện trong quy mô thương mại và đầu tư hai chiều trị giá hàng trăm tỉ USD mỗi năm," ông Yang viết. "Điều này được cho là sẽ kết nối hai quốc gia với nền văn hóa và chính trị khác biệt lại với nhau, khiến cho 'cặp vợ chồng cãi nhau' này không thể ly hôn được. Đây là lập luận mà nhiều quan chức Trung Quốc có xu hướng ngả theo."

Đó là một sai lầm lớn - giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York, Mỹ, nhận định trong bài viết trên Forbes. 

Theo ông, sự "phụ thuộc lẫn nhau" giữa một nền kinh tế mới nổi (còn dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu công nghệ để tăng trưởng) với một nước phát triển còn phải mất một khoảng thời gian dài trước khi trở thành một sự tương đương về sức mạnh.

Một cuộc "ly hôn" giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ mang lại hậu quả cho Washington, nhưng sẽ là một sự tàn phá đối với Bắc Kinh.

"Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế khiến nhiều người trong số họ (quan chức Trung Quốc) có ấn tượng sai lầm rằng Trung Quốc đã đạt được sức mạnh tương đương với Mỹ, và thúc đẩy sự tự tin của họ," ông Yang phân tích. 

"Niềm tin - rằng sự gián đoạn đơn phương trong 'quan hệ song thắng' sẽ gây ra sự hủy diệt lẫn nhau trên bình diện kinh tế - đã trao cho Bắc Kinh sự bảo đảm quá đà rằng những biến hóa khôn lường trong chính sách về Trung Quốc của Washington sẽ không dao động quá mạnh."

Ông Yang bày tỏ nghi ngờ rằng nhà chức trách và cả giới phân tích Trung Quốc chưa từng nghiêm túc đánh giá hệ quả của chiến tranh thương mại với Mỹ, cũng như sẵn sàng cho thương chiến. Đối đầu thương mại có thể leo thang thành chiến tranh tiền tệ và công nghệ, đồng nghĩa với trừ khi Bắc Kinh nhận thức rằng họ không phải là một thế lực ngang bằng với Mỹ, hai nước khó có thể đi tới một thỏa thuận chóng vánh.

Dù vậy, ông Yang cho rằng thương chiến là một cục diện mà "hai bên cùng thua", khi nó đã gây tổn hại lớn đến quan hệ Mỹ-Trung.

"Mối bất hòa này không chỉ thúc đẩy sự ly khai kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, mà còn đẩy toàn bộ quan hệ hai nước đến điểm thấp nhất trong nửa thế kỷ qua," ông nói.

Yang bi quan về tương lai quan hệ Mỹ-Trung, ngay cả khi hai nước có đạt được một thỏa thuận thương mại, bởi "bất kỳ thỏa thuận nào sẽ chỉ là một lệnh ngừng bắn tạm thời trong cuộc chiến kinh tế dai dẳng".