Giải bài tập toán hình 10

Bài giải bài tập trang 7 SGK Hình học 10 Bài 1, 2, 3, 4 - Các định nghĩa là bài học giới thiệu về các khái niệm, định nghĩa về vectơ. Hầu hết những kiến thức đều được cập nhật khá chi tiết và rõ ràng, cùng với đó các bạn cũng học sinh cũng có thể nắm bắt phương pháp giải toán đơn giản thông qua hệ thống hướng dẫn giải toán lớp 10 được cập nhật chi tiết và đầy đủ dưới đây. Các bạn hãy cùng tham khảo tài liệu nhé, hi vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn.

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập trang 50, 51 SGK Đại Số 10
  • Giải bài tập trang 26, 27 SGK Hình học 10
  • Giải bài tập trang 93, 94 SGK Hình học 10
  • Giải bài tập trang 9, 10 SGK Đại Số 10
  • Giải bài tập trang 27 SGK Hình học 10

=> Tham khảo Giải toán lớp 10 tại đây: Giải Toán lớp 10

Giải câu 1 đến 4 trang 7 SGK môn Toán lớp 10

- Giải câu 1 trang 7 SGK Toán lớp 10

- Giải câu 2 trang 7 SGK Toán lớp 10

- Giải câu 3 trang 7 SGK Toán lớp 10

- Giải câu 4 trang 7 SGK Toán lớp 10

Chương I Hình Học các em học bài Ôn tập chương I - Vectơ, hãy xem gợi ý Giải Toán 10 trang 27 SGK Hình học của Ôn tập chương I - Vectơ để học tốt Toán 10.

Với những nội dung tổng hợp kiến thức về Giải Toán 10 trang 7 SGK hình học 10 - Các định nghĩa và các ví dụ minh họa sẽ phần nào giúp các bạn học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài học. Bên cạnh đó việc ứng dụng tài liệu giải toán với hệ thống hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ sẽ giúp cho các bạn học sinh nắm bắt được phương pháp làm toán cùng với các cách giải toán nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hi vọng với những kiến thức bài học dưới đây sẽ đem lại kết quả học tập tốt nhất cho các bạn học sinh.

//thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-10-trang-7-sgk-hinh-hoc-10-cac-dinh-nghia-33158n.aspx
Bài hướng dẫn Giải bài tập trang 7 SGK Hình học 10 trong mục giải bài tập toán lớp 10. Các em học sinh có thể xem trước hướng dẫn Giải Toán 10 Bài 1, 2 trang 12 SGK Hình Học để học tốt môn Toán lớp 10 hơn.

Từ khoá liên quan:

Giải Toán 10 trang 7 SGK hình học 10 - Các định nghĩa

, bài 3 trang 7 sgk hình học 10, bài 2 trang 7 sgk toán hình 10,

Bài 1 trang 7 sgk toán hình học lớp 10

Cho ba vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\) đều khác vec tơ \(\overrightarrow{0}\). Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

a) Nếu hai vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng phương với \(\overrightarrow{c}\) thì \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng phương.

b) Nếu \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng ngược hướng với \(\overrightarrow{c}\) thì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) cùng hướng .

Giải

a) Gọi  theo thứ tự \({\Delta _1},{\Delta _2},{\Delta _3}\) là giá của các vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\)

\(\overrightarrow{a}\) cùng phương với \(\overrightarrow{c}\) \( \Rightarrow {\Delta _1}//{\Delta _3}\) ( hoặc \({\Delta _1} \equiv {\Delta _3}\))   (1)

\(\overrightarrow{b}\) cùng phương với \(\overrightarrow{c}\) \(\Rightarrow {\Delta _2}//{\Delta _3}\) ( hoặc \({\Delta _2} \equiv {\Delta _3}\) )   (2)

Từ (1), (2) suy ra  \({\Delta _1}//{\Delta _2}\) ( hoặc \({\Delta _1} \equiv {\Delta _2}\) ), theo định nghĩa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng phương.

Vậy câu a) đúng.

b) Đúng.

Bài 2 trang 7 sgk hình học lớp 10

Trong hình 1.4, hãy chỉ ra các vec tơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng và các vectơ bằng nhau.

Giải

- Các vectơ cùng phương: \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\);   \(\overrightarrow{x}\), \(\overrightarrow{y}\), \(\overrightarrow{z}\) và \(\overrightarrow{w}\); \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\).

- Các vectơ cùng hướng:   \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\);   \(\overrightarrow{x}\), \(\overrightarrow{y}\), \(\overrightarrow{z}\)

- Các vectơ ngược hướng:  \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\);  \(\overrightarrow{z}\) và \(\overrightarrow{w}\); \(\overrightarrow{y}\) và \(\overrightarrow{w}\);  \(\overrightarrow{x}\) và \(\overrightarrow{w}\).

- Các vectơ bằng nhau:  \(\overrightarrow{x}\) = \(\overrightarrow{y}\).

Bài 3 trang 7 sgk hình học lớp 10

Cho tứ giác \(ABCD\). Chứng minh rằng tứ giác đó là hình bình hành khi và chỉ khi \(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{DC}\).

Giải

Ta chứng minh hai mệnh đề:

*) Khi \(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{DC}\) thì \(ABCD\) là hình bình hành.

Thật vậy, theo định nghĩa của vec tơ bằng nhau thì:

\(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{DC}\)  ⇔ \(\left | \overrightarrow{AB} \right |\) = \(\left | \overrightarrow{DC} \right |\) và \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{DC}\) cùng hướng.

 \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{DC}\) cùng hướng suy ra \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{DC}\) cùng phương, suy ra giá của chúng song song với nhau,

hay \(AB // DC\)                          (1)

Ta lại có  \(\left | \overrightarrow{AB} \right |\) = \(\left | \overrightarrow{DC} \right |\) suy ra \(AB = DC\)   (2)

Từ (1) và (2), theo dấu hiệu nhận biết hình bình hành, tứ giác \(ABCD\) có một cặp cạnh song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành. 

*) Khi \(ABCD\) là hình bình hành thì \(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{CD}\)

  Khi \(ABCD\) là hình bình hành thì \(AB // CD\). Dễ thấy, từ đây ta suy ra hai vec tơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{CD}\) cùng hướng     (3)

Mặt khác \(AB = CD\) suy ra \(\left | \overrightarrow{AB} \right |\) = \(\left | \overrightarrow{CD} \right |\)          (4)

Từ (3) và (4) suy ra  \(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{CD}\).

Bài 4 trang 7 sgk hình học lớp 10

Cho lục giác đều \(ABCDEF\) có tâm \(O\).

a) Tìm các vec to khác \(\overrightarrow{0}\)và cùng phương với \(\overrightarrow{OA}\)

b) Tìm các véc tơ bằng véc tơ \(\overrightarrow{AB}\)

Giải

a) Các vec tơ cùng phương với vec tơ  \(\overrightarrow{OA}\):

\(\overrightarrow{BC}\); \(\overrightarrow{CB}\); \(\overrightarrow{EF}\); \(\overrightarrow{DO}\); \(\overrightarrow{OD}\); \(\overrightarrow{DA}\); \(\overrightarrow{AD}\); \(\overrightarrow{FE}\) và \(\overrightarrow{AO}\).

b) Các véc tơ bằng véc tơ \(\overrightarrow{AB}\): \(\overrightarrow{ED}\); \(\overrightarrow{FO}\); \(\overrightarrow{OC}\).

Giaibaitap.me

Toplist

Bài mới nhất

Chủ đề