Tổng hợp công thức mác lênin 2

Tổng hợp công thức mác lênin 2

Tên học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2

Mã học phần: TRI103

Bộ môn phụ trách: Bộ mônNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,

Khoa Lý luận chính trị

Số tín chỉ: 03

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
TT Tên giảng viên Email Điện thoại Văn phòng
1 Vũ Thị Quế Anh 0983217223 Khoa Lý luận chính trị
2 Bùi Ngọc Dũng 0912037337 P. Quản trị thiết bị
3 Đặng Hương Giang 0913283699 Khoa Lý luận chính trị
4 Đinh Thị Quỳnh Hà 0913376556 Khoa Lý luận chính trị
5 Hoàng Hải 0904896337 Khoa Lý luận chính trị
5 Nguyễn Ngọc Lan 0988767689 Phòng CTCT&SV
6 Nguyễn T. Thúy Thanh 0983970376 Khoa Lý luận chính trị
7 Nguyễn Thị Tố Uyên 0986508093 Khoa Lý luận chính trị
8 Hoàng Văn Vinh 0904596236 Khoa Lý luận chính trị
  1. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2 bao gồm 2 phần:

– Phần Học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: phân tích 2 học thuyết cơ bản: học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư. Sinh viên sẽ được tiếp cận, luận giải các phạm trù kinh tế cơ bản của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do. Đồng thời, Phần Học thuyết kinh tế cũng luận giải sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền, độc quyền nhà nước (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) và những đặc điểm kinh tế cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn này. Việc nghiên cứu phần Học thuyết kinh tế giúp các em được làm quen với phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học để tìm ra được bản chất của các vấn đề kinh tế, đồng thời việc am hiểu những vấn đề lý luận này sẽ giúp các em có những kiến thức kinh tế cơ sở, cơ bản để nghiên cứu, học tập các môn kinh tế học và kinh tế chuyên ngành.

– Phần Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về Chủ nghĩa xã hội: sinh viên được trang bị những nội dung cơ bản về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tính tất yếu, nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN, qua đó, các em có thể luận giải được những vấn đề như: xây dựng nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN, nền văn hóa XHCN, giải quyết các vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

  1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

3.1. Về kiến thức:

– Sinh viên nắm vững, phân tích, lý giải được những lý luận kinh tế cơ bản về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong cả hai giai đoạn (chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước):

– Sinh viên nắm được những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và về cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3.2. Về kỹ năng:

– Rèn luyện năng lực tư duy lý luận; biết vận dụng kiến thức kinh tế để xem xét, luận giải các vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế thị trường nói chung.

– Biết vận dụng những kiến thức kinh tế cơ sở, cơ bản trong việc tiếp cận các môn kinh tế chuyên ngành

– Biết vận dụng những kiến thức về chủ nghĩa xã hội để lý giải con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

4.1. Giáo trình: Bộ Giáo dục và đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB CTQG, Hà Nội, xuất bản 2009 (tái bản các năm 2010,2011,2012,2013,2014,2015).

4.2. Tài liệu tham khảo:

+ Đại học quốc gia Hà Nội: Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tập 2, NXB LLCT, Hà Nội, 2008.

+ Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

+ Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

+ Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế – PGS. TS, Trần Bình Trọng, NXB Giáo dục, 2002.

4.3. Websites and links

+ http://www.tapchicongsan.org.vn/

+ http://tapchitaichinh.vn/

  1. NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

5.1. Nội dung học phần

 

Nội dung

Phân bổ thời gian Ghi chú
Trên lớp Ở nhà
Lý thuyết Thực hành Tự học
Giới thiệu đề cương môn học, Vị trí của học thuyết kinh tế, phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu. 1.5   1.5  
Chương 1: Học thuyết giá trị

1.1.            Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1.1.1.      Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

1.1.2.      Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1.2.            Hàng hóa

1.2.1.      Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.2.      Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.2.3.      Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

1.3.            Tiền tệ

1.3.1.      Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ

1.3.2.      Các chức năng của tiền tệ

1.4.            Quy luật giá trị

1.4.1.      Nội dung của quy luật giá trị

1.4.2.      Tác động của quy luật giá trị

Thảo luận + Tổng kết chương I

7.0

1.0

3.0

2.0

1.0

3.5

0.5

1.5

1.5

7.0

1.5

3.0

2.0

1.0

 
Chương 2: Học thuyết giá trị thặng dư

2.1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

2.1.1. Công thức chung của tư bản

2.1.2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

2.1.3. Hàng hóa sức lao động

2.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

2.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư

2.2.2. Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

2.2.3. Tỷ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư

2.2.4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

2.2.5. Sản xuất giá trị thặng dư- quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

2.3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

2.3.1. Bản chất kinh tế của tiền công

2.3.2. Các hình thức trả công

2.3.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

2.4. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản- tích lũy tư bản

2.4.1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

2.4.2. Tích tụ và tập trung tư bản

2.4.3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

2.5. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư

2.5.1. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản

2.5.2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

2.5.3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Thảo luận, bài tập

2.6. Các hình thái tư bản và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

2.6.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

2.6.2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

2.6.3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản

Thảo luận, bài tập

9.0

1.5

2.5

0.5

0.5

4.0

6.0

1.0

1.5

1.5

1.5

2.0

9.0

2.0

2.0

0.5

0.5

2.0

4.0

 
Chương 3: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.1.            Chủ nghĩa tư bản độc quyền

3.1.1.      Sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền

3.1.2.      Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền

3.1.3.      Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền của CNTB

3.2.            Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.2.1.      Sự hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước

3.2.2.      Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước

3.3. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại

3.3.1. Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất

3.3.2. Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

3.3.3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp

3.3.4. Những chuyển biến trong thể chế quản lý kinh tế của doanh nghiệp

3.3.5. Tăng cường điều tiết vĩ mô nhà nước

3.3.6. Vai trò ngày càng gia tăng của các công ty xuyên quốc gia, các công ty đa quốc gia trong hệ thống kinh tế TBCN và toàn cầu hóa kinh tế

3.3.7. Tăng cường điều tiết và phối hợp quốc tế

3.4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản ngày nay

3.4.1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển nền sản xuất xã hội

3.4.2. Những hạn chế của CNTB

3.4.3. Xu hướng vận động của CNTB

Kiểm tra giữa kỳ

1.0

1.0

0.5

0.5

3.0

1.0

1.0

1.0

 
Chương 4: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.1.            Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.1.3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

4.2.            Cách mạng xá hội chủ nghĩa

4.2.1.      Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của cách mạng XHCN

4.2.2.      Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.2.3.      Liên minh giữa giai cấp công nghân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

4.3.            Hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.1.      Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa

4.3.2.      Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa

3.0

1.0

1.0

1.0

1.5

0.5

0.5

0.5

3.0

1.0

0.5

0.5

 
Chương 5: Những vấn đề chính trị- xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

5.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 

5.1.1.      Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

5.1.2.      Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

5.2.            Xây dựng nền văn hóa XHCN

5.2.1.      Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.2.      Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.2.3.      Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

5.3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

5.3.1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa MLN trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

5.3.2. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa MLN trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

4.0

1.0

1.5

1.5

2.0

1.0

0.5

0.5

4.0

1.0

1.5

1.5

 
Chương 6: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

6.1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực

6.1.1. Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới

6.1.2. Sự ra đời của hệ hống XHCN và những thành tựu của nó

6.2. Nguyên nhân của khủng hoảng, sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa Xô Viết

6.2.1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình XHCN Xô Viết

6.2.2. Nguyên dân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình XHCN Xô Viết

6.3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

3.0

1.0

1.0

1.0

1.5

0.5

0.5

0.5

3.0

1.0

1.0

1.0

 
Tổng cộng 30 15 30  

5.2.Kế hoạch giảng dạy

Buổi

thứ

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

trước khi lên lớp

Ghi chú
1 Giới thiệu phần nhập môn

Lý thuyết: mục 1.1

Đọc Giáo trình  tr. 9-32

và tr. 187- 193

 
2 Lý thuyết: tiếp mục 1.2 Đọc Giáo trình  tr. 193- 204  
3 Lý thuyết: tiếp mục 1.2; mục 1.3 Đọc Giáo trình  tr. 204- 214  
4 Lý thuyết: mục 1.3 và 1.4

Thảo luận, tổng kết chương

Đọc Giáo trình  tr. 214-222

Chuẩn bị câu hỏi thảo luận

 
5 Lý thuyết: mục 2.1 và 2.2 Đọc Giáo trình  tr. 223-235  
6 Lý thuyết: tiếp mục 2.2 Đọc Giáo trình  tr. 235-247  
7 Lý thuyết: mục 2.3; mục 2.4; mục 2.5

Thảo luận

Đọc giáo trình  tr. 247-279

Chuẩn bị câu hỏi thảo luận

 
8 Lý thuyết: mục 2.6 Đọc giáo trình  tr. 279-292  
9 Lý thuyết: tiếp mục 2.6

Thảo luận

Đọc giáo trình  tr. 292-312

Chuẩn bị câu hỏi thảo luận

 
10 Kiểm tra giữa kỳ

Lý thuyết: mục 3.2, mục 3.3 và 3.4

 

Đọc Giáo trình  tr. 313-354

Kiểm tra giữa kỳ
11 Lý thuyết: mục 4.1, mục 4.2 Đọc giáo trình từ tr.355- 393  
12 Lý thuyết: mục 4.3, mục 5.1 Đọc giáo trình từ tr.393- 415  
13 Lý thuyết: mục 5.2, mục 5.3 Đọc giáo trình từ tr.416- 456  
14 Lý thuyết: tiếp mục 5.3 và mục 6.1 Đọc giáo trình từ tr.456- 462  
15 Lý thuyết: mục 6.2, mục 6.3 Đọc giáo trình từ tr.463- 488  
  1. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
Đánh giá học phần Tỷ lệ Hình thức đánh giá Thời gian  
Chuyên cần 10% Căn cứ đi học đầy đủ, giữ kỷ luật, chuẩn bị bài, làm bài vn…    
Đánh giá giữa kỳ 30% Thi viết. Câu hỏi tự luận mang tính chất tổng hợp, suy luận hay bài tập. Được sử dụng tài liệu 45 phút  
Thi kết thúc học phần 60% Thi viết. Câu hỏi tự luận. Không sử dụng tài liệu 60 phút  
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS, TS Đoàn Văn Khái

PHÓ TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH

    Th.S Nguyễn Thị Thủy