Tổng hợp các nguyện vọng của các ngành 2022

PHƯƠNG THỨC 2: Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

- Xét tuyển dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp 3 môn thi ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Đối với ngành Giáo dục Thể chất ngoài 2 môn thi văn hóa trong tổ hợp, thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu TDTT (do Trường ĐHCT tổ chức, (Xem thông báo thi môn năng khiếu)

- Không sử dụng điểm bảo lưu Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2021 về trước.

- Không sử dụng điểm miễn môn ngoại ngữ; không nhân hệ số môn thi.

- Không xét học lực, hạnh kiểm THPT (kể cả các ngành đào tạo giáo viên).

- Ngành xét tuyển: tất cả các ngành chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình đại trà. Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu 60% tổng chỉ tiêu của ngành.

- Đối tượng: thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước. Tuyển sinh toàn quốc

- Điều kiện ĐKXT: Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 do Trường ĐHCT xác định và công bố sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và không có môn nào từ 1,0 điểm trở xuống (thang điểm 10). Ngoài ra, đối với ngành Giáo dục thể chất, môn Năng khiếu TDTT phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (thang điểm 10).

- Điểm xét tuyển: là tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Điều 7 của Quy chế tuyển sinh) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Không nhân hệ số môn thi.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 1 là nguyện vọng cao nhất). Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

+ Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

+ Điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn trong cùng 1 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành. Đây chính là điểm xét tuyển của thí sinh cuối cùng trong danh sách trúng tuyển và gọi là điểm chuẩn trúng tuyển của ngành.

- Lệ phí đăng ký: (Cập nhật sau khi có sự thống nhất giữa các trường)

- Hồ sơ và thời gian ĐKXT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như sau:

a) Từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022:
Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn)
+ Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất);
+ Tất cả các NVXT của thí sinh theo các phương thức xét tuyển của cơ sở đào tạo  được xử lý nguyện vọng trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển;
b) Từ ngày 21/8/2022 đến ngày 17 giờ 00 ngày 28/8/2022:
Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự NVXT trên Hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến (sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức).

+ Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực (Phụ lục VI) và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có), xác nhận số lượng NVXT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến.
 

Với quy chế tuyển sinh mới, các chuyên gia nhận định thí sinh cần phải đặt nhiều hơn số nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học để có kết quả tốt nhất.

Thí sinh đến nghe tư vấn tuyển sinh năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn

Tăng số lượng nguyện vọng lên 2-3 lần

Điểm mới đáng chú ý trong tuyển sinh năm 2022 là tất cả các nguyện vọng của thí sinh sẽ được lọc do chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Chính vì thế, bên cạnh những thuận lợi thì cũng phần nào tạo cho thí sinh những áp lực về việc đặt nguyện vọng và xác định thứ tự ưu tiên của nguyện vọng.

Từ hôm nay (4.5) đến hết 17h ngày 13.5, thí sinh sẽ đăng ký thi THPT nhưng không đăng ký nguyện vọng. Việc đăng ký nguyện vọng sẽ được thực hiện sau khi thí sinh biết điểm thi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia không phải vì thế mà thí sinh đợi đến thời hạn đăng ký mới xác định các nguyện vọng. Việc tìm ra nguyện vọng phù hợp với bản thân là cả một quá trình.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM cho hay: “Mọi năm, chúng tôi thường khuyên thí sinh chọn khoảng 7 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, trong đó 3 nguyện vọng đầu tiên có thể đăng ký vào nhóm ngành, nhóm trường mà năng lực hiện nay của thí sinh còn thấp hơn điểm trúng tuyển năm ngoái.

Còn khoảng 4-5 nguyện vọng ở top giữa là “chắc tay”, trong đó, 2 nguyện vọng cuối cùng là chắc chắn. Nhưng năm nay với cách tổng hợp nguyện vọng của Bộ GDĐT, các nguyện vọng đều đưa lên hệ thống đăng ký và lọc ảo chung thì con số phải cao hơn. Không phải là 5-7 nguyện vọng nữa mà là từ 12-15 nguyện vọng để có kết quả tốt nhất”.

Tổng hợp các nguyện vọng của các ngành 2022
PGS.TS Bùi Hoài Thắng khuyên cần tăng số lượng nguyện vọng đăng ký để có kết quả xét tuyển tốt nhất. Ảnh: Huyên Nguyễn 

Ông Thắng lí giải nguyên nhân bởi những năm trước học sinh chỉ đăng ký nguyện vọng kết quả thi tốt nghiệp THPT thôi nhưng năm nay sẽ phải đăng ký các nguyện vọng xét tuyển khác như xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét điểm thi đánh giá năng lực...

Đưa thêm lời khuyên cho thí sinh, ThS Lê Văn Hiển – Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Luật TPHCM lưu ý: Để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh phải lưu ý về số lượng tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu cho từng tổ hợp. Nếu ngành mình dự định đăng ký có nhiều tổ hợp xét tuyển, trường đưa ra chung 1 điểm chuẩn cho các tổ hợp thì các em chỉ cần chọn tổ hợp nào có điểm cao nhất. Trong khi đó, nếu trường xét tuyển theo từng tổ hợp, mỗi tổ hợp có mức điểm chuẩn riêng thì nên đăng ký hết.

Ông Hiển lấy ví dụ, ngành Luật của Trường Đại học Luật TPHCM xét tuyển các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D03, D06 và chỉ tiêu dành cho các tổ hợp khác nhau, điểm chuẩn khác nhau vì thế thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng. Mỗi tổ hợp được tính là một nguyện vọng.

Yếu tố để xác định mục tiêu, nguyện vọng 

Chia sẻ thêm về cách xác định mục tiêu, nguyện vọng xét tuyển, ThS Vũ Đình Lê – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh Trường Đại học Luật TPHCM khuyên rằng:

Thứ nhất, các em cần xác định mình muốn trở thành ai, mình yêu thích nghề nghiệp gì, tự xác định thế mạnh của mình ở lĩnh vực nào (ví dụ thích quản lý, thích tranh luận, thích máy mò chế tạo, thích nghiên cứu, thích sửa chữa, thích buôn bán...). Từ đó, mỗi bạn sẽ tự định hình ngành nghề theo đuổi.

Thứ hai, nếu có nguyện vọng học ở bậc đại học nên quan tâm, tìm hiểu thêm về nghề nghiệp các em muốn trở thành, các trường đào tạo nghề nghiệp ấy cùng các điều kiện khác của trường. Đơn cử như vấn đề học phí hiện nay đa số các trường đại học công lập đều tiến đến tự chủ tài chính, điều đó có nghĩa là học phí sẽ tăng do không còn được nhà nước bù đắp về kinh phí.

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến môi trường học tập, mức độ yêu cầu của chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp... để có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình cũng như năng lực của bản thân.

Thứ ba, để dẫn đến thành công trong nghề nghiệp sau này, vào đại học không phải là con đường duy nhất. Nếu không xác định được khả năng học tập của bản thân, khả năng tài chính của gia đình, có thể việc học đại học sẽ trở thành gánh nặng cho chính người học. Do vậy, tùy tình hình có thể lựa chọn con đường học nghề ở các bậc học cao đẳng, trung cấp.

Thứ tư, điều hối tiếc không phải những gì bạn đã làm mà là những gì chưa làm hoặc chưa dám làm. Không có nghề nghiệp hay lựa chọn nào là hoàn hảo, khi đã lựa chọn thì hãy vì lựa chọn ấy mà phấn đấu. Nếu nỗ lực và phấn đấu học tập, rèn luyện, thì dù là lựa chọn chưa phù hợp ban đầu cũng sẽ trở thành quả ngọt thành công sau này.